Bột cây lá cẩm tím cẩm đỏ, cẩm vàng nấu xôi ngũ sắc làm bánh, thạch, trà sữa
Bột lá cẩm tím được sản xuất từ 100% nguyên liệu lá cẩm tím tươi, đảm bảo chất lượng, không chứa hóa chất độc hại, an toàn khi sử dụng. Được biết bột cây lá cẩm tím cẩm đỏ, cẩm vàng là nguyên liệu chính để nấu xôi ngũ sắc, làm bánh, thạch, trà sữa tạo màu tím ngon miệng, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu về cây lá cẩm tím
1. Tổng quan về cây lá cẩm
Cây lá cẩm tím, cẩm đỏ, cẩm vàng là một trong những loại cây có tính mát, và có vị hơi ngọt. Được phát triển và trồng các khu vực vùng núi phía bắc, cây lá cẩm là một trong những loài thực vật có sức sống và chịu đựng thời tiết rất tốt, cây cẩm ưa những vùng có độ ẩm cao và ít ánh sáng.
Trước kia cây lá cẩm là một trong những cây cỏ dại được các dân tộc vùng núi khám phá và phát hiện ra để ứng dụng vào việc tạo màu ngũ sắc cho các loại bánh dân tộc Việt Nam có màu sắc khá hấp dẫn và hơn nữa cây lá cẩm còn được sử dụng để nhuộm vải áo, chiếu rất đẹp của các dân tộc vùng cao.
Hơn 3 năm trở lại đây cây lá cẩm đã được một số nhà nghiên cứu thực vật tìm hiểu và phân tích đi sâu về loại cây này và nó tên quốc tế là (Peristrophe bivalvis (L.) Merr., syn. P. roxburghiana (Schult.) Bremex.).
2. Cây lá cẩm có 3 màu đặc trưng
Cây lá cẩm tím được chia làm 2 loại:
✔ Cẩm tím chằm lai: Lá hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm, có nhiều lông, mặt trên không có bớt trắng.
✔ Cẩm tím chằm khâu: Lá hình bầu dục, gốc tròn hay thon, xanh đậm, dầy, ít lông, ít gặp đốm trắng ở dọc gân lá.
Cây lá cẩm đỏ: Có lá hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm, có nhiều lông, mặt trên không có bớt trắng.
Cây lá cẩm vàng: Lá hình trứng, gốc lá thon, đầu lá thon nhọn, 2 mặt có lông rải rác, phiến lá thường nhăn nheo, đặc biệt là mép lá.
CÔNG DỤNG CỦA BỘT LÁ CẨM TÍM
Công dụng cây lá cẩm (bột lá cẩm) nấu ăn chế biến thực phẩm:
- Các loại bánh, bánh chưng, mứt dừa cho ngày Tết, lễ cuối năm.
- Nấu các loại xôi dân tộc ngũ sắc (Xanh, đỏ, tím, vàng) cho ngày rằm, mồng 1, ngày lễ hội truyền thống.
- Nước giải khát, rượu bạn cũng có thể tạo màu ngũ sắc từ bột màu (Xanh, đỏ, tím, vàng...) rất đẹp mắt an toàn cho sức khỏe...
- Tạo màu tím cho thạch rau câu.
hình ảnh xôi nếp lá cẩm tím
Thạch rau câu bột lá cẩm tím
Bánh trung thu bột lá cẩm tím
6 BƯỚC NẤU XÔI BẰNG BỘT LÁ CẨM TÍM:
Bước 1: Vo đãi gạo sach sẽ.
Bước 2: Ngâm gạo với nước lạnh 4-5 tiếng cho gạo mềm. Cho gạo đã ngâm đủ nước ra rá để ráo.
Bước 3: Bột lá cẩm hòa với nước nóng già hoặc đun sôi với nước, khuấy đều bột, nghỉ khoảng 20-30 phút cho bột lên màu, lọc quay rây lấy nguyên phần nước cốt màu tím.
(Lưu ý: không pha bột với nước lạnh, nếu pha nước lạnh màu sẽ không lên được).
Bước 4: Cho gạo đã ngâm vào nước bột lá cẩm, chú ý ngâm ngập gạo để lên đều màu.
Bước 5: Ngâm gạo với nước bột lá cẩm chừng 1-2 tiếng.
Chú ý: Trong quá trình ngâm nên để ý màu sắc của gạo. Nếu thấy màu vừa ý thì có thể vớt gạo ra và xả nhanh qua nước lạnh cho sạch bột còn bám.
Bước 6: Cho gạo đã ngâm với nước bột lá cẩm vào xửng và hấp (có thể dùng khuôn để nấu xôi ngũ sắc).
Lưu ý: 1 lạng bột nấu được khoảng 2-3 kg gạo tùy theo màu sắc đậm nhạt.
VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘT LÁ CẨM TÍM
Xem thêm quy trình làm bột lá cẩm tím
Chúc quý khách có thể hiểu sâu hơn về cách sử dụng và nguồn gốc bột cây lá cẩm và tạo được những sản phẩm đẹp như ý muốn. Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận bán hàng tại Chợ Quê theo thông tin dưới đây:
- Bán bột lá cẩm tím tại Hà Nội: 0963.274.216
- Bán bột lá cẩm tím tại Tp.HCM: 0915.434.189
- Tư vấn bán buôn, sỉ, lẻ bột lá cẩm: 0984.845.724
Tham khảo thêm:
- Cách nấu xôi ngũ sắc
- Cách làm thạch ngũ sắc
- Cách làm bánh trôi bánh chay ngũ sắc
- Màu xanh dương hoa đậu biếc nấu xôi
- Màu vàng cam dành dành nấu xôi
- Bột lá khúc nấu xôi khúc thơm ngon