Nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu ở Việt Nam
Theo phong tục tập quán người Việt ta từ xưa đến nay, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm Rằm Tháng Tám (âm lịch). Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhưng có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng hiểu và biết ý nghĩa của ngày này tết trung thu. Cùng Chợ quê tìm hiểu nhé.
1. Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu
Nhiều người cho rằng tết Trung Thu của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng thực tế thì người dân nước Việt cũng có những sự tích riêng biệt kể về nguồn gốc của ngày tết truyền thống này. Tết trung thu ở nước ta gắn với truyền thuyết về Chú Cuội và chị Hằng.
Theo sự tích đó thì Hằng Nga là một nàng tiên nữ xinh đẹp và rất yêu mến trẻ em. Mong muốn của nàng là được xuống trần gian vui chơi cùng các em nhỏ, nhưng không được sự cho phép của tiên giới.
Trong cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” do Ngọc Hoàng tổ chức, Hằng Nga đã có cơ hội để xuống trần gian học làm bánh. Ở đây, chị Hằng gặp được Chú Cuội và chỉ cho các làm bánh. Sau đó Hằng Nga trở về cung trăng và đem chiếc bánh dự thi. Nhưng vì Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng và sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, nên nhớ nhà và chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.
Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là "bánh Trung thu". Nàng cầu xin Ngọc Hoàng cho phép nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ vào rằm tháng tám hàng năm. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là "Tết Trung thu" - dịp tết vui chơi của các em nhỏ.. Ý nghĩa Tết trung thu cũng khởi nguồn từ sự đoàn tụ này.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học về nguồn gốc của Tết trung thu thì ở Việt Nam có từ rất lâu rồi. Bởi trên mặt trống đồng Ngọc Lũ đã in hình lễ hội trăng rằm tháng tám.
Còn theo một số ghi chép để lại, Tết trung thu nước Việt có từ đời nhà Lý và được tổ chức ở kinh thành Thăng Long. Lễ hội được diễn ra với các hoạt động như múa rối, đua thuyền và rước đèn. Sang thời Lê – Trịnh thì Tết trung thu đã được miêu tả rõ nét trong “Tang thương ngẫu lục” khi được tổ chức xa hoa trong phủ Chúa.
Theo tài liệu này thì Tết trung thu được nhà vua tổ chức linh đình với mong muốn tạ ơn thần Rồng. Bởi thần đã mang mưa tới, giúp cho mùa màng tươi tốt, bội thu, giúp cho dân lành có một cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Do vậy, hiểu được nguồn gốc sâu xa này sẽ giúp chúng ta biết thêm được những ý nghĩa Tết trung thu.
2. Ý nghĩa của những chiếc đèn lồng
Đèn lồng thường có màu đỏ, tương trưng cho sự bình an, may mắn được treo trước nhà mang theo ước nguyện bình an, may mắn, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ban đầu, đèn lồng ở Việt Nam còn được gọi là cây đèn kéo quân với hình ảnh những đoàn quân lính hùng dũng xung trận chiến đấu. Đèn kéo quân mang đến ý nghĩa Tết trung thu là để gợi nhắc các em nhỏ về lòng yêu nước, sự biết ơn đối với những người có công và luôn nhớ về cội nguồn, lịch sử của dân tộc. Sau này, đèn lồng thêm nhiều hình ảnh như Tôn Ngộ Không, người nhện, thủy thủ mặt trăng,…
3. Ý nghĩa qua điệu múa lân
Tết trung thu đường phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Trung Quốc múa lân vào dịp tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp tết trung thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.
4. Ý nghĩa về việc phá cỗ
Rằm tháng tám gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ để tế trời đất, cũng trăng, cầu mong cuộc sống viên mãn và mùa màng bội thu. Khi ánh trăng lên cao, gia đình cùng nhau quây quần, vui vẻ ngắm trăng và phá cỗ. Ý nghĩa của tết trung thu chính là tình yêu thương, gắn bó, khăng khít giữa mọi người.
5. Ý nghĩa phong tục cắt bánh trung thu
Mỗi năm Tết Trung Thu chỉ diễn ra trong một ngày duy nhất và bánh Trung thu cũng là một thức bánh chỉ trong ngày Trung Thu mới có. Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn tụ, hòa thuận của gia đình.
Trước đây bánh trung thu truyền thống chỉ có màu trắng và màu vàng. Hiện nay, với nhu cầu thẩm mỹ cao hơn bánh trung thu có nhiều màu sắc và trang trí cầu kỳ hơn. Để tạo màu sắc cho bánh có thể sử dụng bột màu rau củ được sản xuất 100% từ nguyên liệu tự nhiên. Không chứa các thành phần tạo màu, chất phụ gia và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa sẽ ý nghĩa hơn nếu tận tay làm những chiếc bánh nhiều màu sắc đem tặng cho người thân hoặc mang đi biếu.
Dưới đây là một số gợi ý màu sắc và ý nghĩa của bánh Trung Thu:
Màu Vàng: Bột Bí Đỏ, Bột Nghệ Vàng, Bột Dành Dành
Bánh Trung Thu màu vàng như ánh mặt trời đầy sức sống mang ý nghĩa giàu sang, sung túc, thịnh vượng
Màu Xanh Lá: Bột Lá Nếp, Bột Trà Xanh, Bột Bồ ngót
Bánh Trung Thu màu xanh lá mang lại sự nhẹ nhàng cho mắt, cảm giác tươi mới có ý nghĩa hòa thuận và phát triển
Màu Xanh Dương: Bột Hoa Đậu Biếc
Bánh Trung Thu màu xanh dương là màu của trời và biển khiến con người cảm thấy thư thái với ý nghĩa yên bình và tin tưởng
Màu Hồng: Bột Củ Dền
Bánh Trung Thu màu hồng mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thể hiện tình yêu thương, chăm sóc và vô cùng ân cần.
Màu Đỏ: Bột Gấc
Bánh Trung Thu màu đỏ liên quan đến sức khỏe, tình yêu giúp thể hiện cảm xúc đối với người nhận bánh
Màu Tím: Bột Lá Cẩm Tím, Bột Khoai Lang, Bột Bắp Cải Tím
Bánh Trung thu Thu màu tím tượng trưng cho sự thịnh vượng và trù phú.
Khách hàng có nhu cầu mua Bột tạo màu của Chợ Quê vui lòng liên hệ 0984.845.724/0963.274.216 để được tư vấn và giao hàng nhanh chóng.