HOA HÒE - TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA HOA HÒE TRONG Y HỌC
Hoa hòe đã từ lâu được xem là dược liệu tốt điều trị được bách bệnh. Không chỉ tốt mà an toàn cho sức khỏe của người sử dụng vì từ lâu hoa hòe là nguyên liệu dùng để hãm trà uống hằng ngày giúp thanh nhiệt giải độc. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng dược lý của hoa hòe trong y học để có thể biết được công dụng cũng như các bài thuốc điều trị.
Tổng quan về cây hoa hòe
Hoa hòe hay còn gọi là cây hòe, hòe mễ, umbrella tree (tên tiếng Anh), Sophora (tên tiếng pháp). Tên khoa học của hoa hòe là Stypnolobium japonicum.
Hòe thuộc loại cây nhỡ, cao khoảng 6 – 10m, là cây trồng lâu năm. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có 1 – 17 lá chét. Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở đầu cành, màu vàng sáng. Quả loại đậu, trong chứa 1 – 4 hạt. Cây Hòe được trồng ở nhiều tỉnh trên đất nước ta như Thái Bình, Bắc Giang, Nghệ An...
Có hai loại hòe là hòe nếp và hòe tẻ:
+ Cây hòe nếp: có hoa to, nhiều, đều, nở cùng 1 lúc, có màu nhạt, cuống ngắn. Cây phát triển nhanh, phần cành nhiều.
+ Cây hòe tẻ: có hoa nhỏ, thưa thớt, không đều, nở nhiều đợt, có màu sẫm hơn, cuống dài, cây vồng cao, phân ít cành.
Bộ phận thường được dùng của cây hòe là nụ hoa qua xử lý phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Ngoài ra người ta cũng sử dụng các bộ phận khác như: hoa đã nở, quả hòe và lá cây hòe.
Các hoạt chất có trong hoa hòe:
- Hoa hòe chứa Flavonoid
- Nụ hoa Hoè chứa rutin, có thể đạt tới 34%.
- Bertulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C.
- Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số dẫn xuất như genistein, sophoricosid, sophorabiosid, kaempferol, glucosid C, rutin 4,3%.
- Hạt Hoè chứa 1,75% flavonoid trong đó có rutin 0,5%, một số alcaloid, cytisin, N-methyl cytisin, sophocarmin, matrin. Ngoài ra còn có 8-24% chất béo và galactomanan.
Tác dụng dược lý của hoa hòe khô
Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch. Nếu sao thành than, tác dụng mạnh hơn.
Tác dụng đối với hệ tim mạch: Chích dịch Hoa hòe vào tĩnh mạch chó đã được gây mê, thấy huyết áp hạ rõ. Thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập của ếch và làm trở ngại hệ thống dẫn truyền. Glucozid ở vỏ của Hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể của ếch. Hòe bì tố có tác dụng làm giãn động mạch vành (Trung Dược Học).
Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm Cholesterol trong máu, Cholesterol ở gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng và trị (Trung Dược Học).
Tác dụng kháng viêm: Đối với viêm khớp thực nghiệm nơi chuột và chuột nhắt, thuốc đều có tác dụng kháng viêm.
Tác dụng chống co thắt và chống loét: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại tràng và phế quản, tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin trong Hoa hòe có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột, giảm bớt rõ số ổ loét của bao tử chuột do co thắt môn vị (Trung Dược Học).
Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỉ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều gây chết.
Tác dụng chống tiêu chảy: Dịch Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ thấy kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy
Một số bài thuốc sử dụng hoa hòe điều trị
Dùng làm thuốc lương huyết chỉ huyết: Trong các chứng tiêu ra máu, trĩ ra máu, huyết lî, băng lậu, niệu huyết, dùng bài: Hoa hòe 12g, Bách thảo sương ( nhọ nồi) 4g, tán bột mịn uống với nước sắc rễ chanh. Trị nôn ra máu.
Trị Huyết áp cao: Hoa hòe, Hy thiêm thảo đều 20 - 40g sắc nước uống.
Trị băng lậu: Hoa hòe than, Tề thái, Mã xĩ hiện đều 30g, Ô tặc cốt nung, Thuyên thảo than, Địa du than, Kế mộc mỗi thứ 15g, Bồ hoàng than 10g, Sinh Cam thảo 5g. Tùy chứng gia giảm.
Trị bệnh Trĩ:
Hoa hòe tán: Hoa hòe 12g, Trắc bá than 12g, Kinh giới 8g, Chỉ xác 12g tán bột mịn uống với nước sôi nguội hoặc làm thang uống.
Hoa hòe tiêu trĩ thang: Hoa hòe, Hòe giác, Hoạt thạch đều 15g, Sinh địa, Ngân hoa, Đương quy đều 12g, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm đều 10g, Thăng ma, Sài hồ, Chỉ xác đều 6g, Cam thảo 3g, tùy chứng gia giảm ngày 1 thang.
Trị vảy nến: Hoa hòe sao vàng tán bột mịn, luyện mật làm hoàn mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần, dùng nước sôi để nguội uống sau bữa cơm.
Trị mụn nhọt mùa hè: dùng Hoa hòe khô 30 - 60g cho nước 1500ml sắc lấy nước, lấy bông thấm nước rửa tại chỗ, nước có thể hâm nóng mỗi ngày rửa 2 - 3 lần, bã thuốc đắp vào chỗ đau. Thường sau 1 - 2 ngày mụn nhọt hết sưng và khỏi.
Trị chứng can nhiệt: Mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt ... thuốc có tác dụng thanh can nhiệt, nấu uống như nước trà có thể phối hợp thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo.
Liều dùng và chú ý:
- Uống cho vào thuốc thang: 10 - 15g, tán bột mịn uống có thể giảm liều.
- Dùng ngoài lượng không hạn chế.
- Trường hợp trị cao huyết áp nên dùng Hoa hòe sống. Trường hợp cầm máu nên dùng sao thành than.
- Thận trọng đối với bệnh nhân hư hàn và phụ nữ có thai.
Mua hoa hòe khô tại Chợ Quê
Để điều trị bệnh hiệu quả bằng hoa hòe khô thì cần phải chọn mua được nguyên liệu hoa hòe khô đảm bảo chất lượng thì việc điều trị mới nhanh và còn an toàn cho sức khỏe của con người.
Nếu bạn quan tâm đến việc sử dụng hoa hòe để chữa bệnh hãy liên hệ ngay đến Chợ Quê để có thể mua được sản phẩm sạch, nguyên chất, đảm bảo chất lượng, được cấp chứng nhận VSATTP, không sử dụng chất hóa học, chất bảo quản.
Mua hoa hòe khô nguyên chất liên hệ:
+Tại khu vực Hà Nội.Liên hệ: 0963.274.216
+Tại khu vực TPHCM.Liên hệ: 0915.434.189