Miso
Miso - loại gia vị lên men có vị mặn, đậm đà, là nét đặc trưng cơ bản trong chế biến thức ăn của Nhật Bản, được cho bắt nguồn từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và được biết đến tại Nhật từ thế kỷ thứ 7 bởi những nhà sư Phật giáo, trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn kiêng của các Samurai. Theo truyền thống, người Nhật thường bắt đầu một ngày mới với một bát canh Miso được nấu tại nhà, ngoài ra thi miso cũng được dùng để nấu các món ăn khác trong bữa cơm thường ngày của người Nhật.
(hình 1)
Cộng dụng của miso tốt cho sức khỏe
- Bảo vệ xương: Một lợi ích của miso tốt cho sức khỏe là miso giúp giảm các triệu chứng ngứa da liên quan đến thời kỳ mãn kinh. Nó có lợi trong việc ngăn ngừa loãng xương.
- Ngăn ngừa rối loạn máu: Súp miso cũng có lợi cho những ai đang phải mắc chứng kết tập tiểu cầu và chứng huyết khối. Nó giúp ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và cơ vữa động mạch.
- Điều trị các bệnh về khớp: Loại súp này có đặc tính kháng viêm mạnh, rất tốt trong việc điều trị viêm khớp, viêm bao hoạt dịch và bệnh thoái khớp.
- Chống ung thư: genistein, một chất isoflavone thực vật có trong sup miso có thể tấn công các tế bào ung thư bằng cách giảm khả năng bơm máu từ các mạch máu của chúng đồng thời tấn công cơ chế sinh sản của các tế bào này. nhờ đó tế bào ung thư dần co lại và chết.
- Cung cấp chất kiềm cho cơ thể: miso cung cấp các chất dinh dưỡng giúp kích động hệ thần kinh nhờ có vai trò của kiềm hóa máu và cung cấp nguồn năng luwnngj cho cả ngày hoạt động nhờ vào một cốc súp miso.
- Cung cấp nguồn vitamin B12 dồi dào: Miso cung cấp nguồn dinh dưỡng B12 dồi dào, được sản sinh nhờ các vị khuẩn và các loại nấm mốc nhất định.
(hình 2)
Cách làm miso nguyên chất
Đậu nành thường là thành phần chính trong miso, nhưng lúa mạch, lúa mì hay gạo cũng có thể được thêm vào. Bên cạnh đó thành phần quan trọng nhất là "koji".
Sau khi koji được thêm vào đậu nành và ngũ cốc trộn lẫn với muối, hỗn hợp này được cho vào thùng làm từ gỗ tuyết tùng, ủ lên men từ một tuần cho đến một vài năm, tùy thuộc vào hương vị và chất lượng của miso cần làm. Koji cũng được tích hợp trong việc làm của nước tương và rượu sake.
Khi lên men, các vi sinh vật khỏe mạnh trong koji sản xuất enzyme giúp phá vỡ các protein, carbohydrate và các loại dầu trong hạt đậu nành. Quá trình này làm cho các chất dinh dưỡng có thể dễ dàng hơn cho cơ thể chúng ta tiêu hóa và hấp thụ (lợi ích của tất cả các thực phẩm lên men.) Sau khi quá trình lên men hoàn tất thì miso được nghiền thành bột nhão mịn thơm với các vitamin, protein và các vi khuẩn có lợi.
(hình 3)
Cách dùng miso
Miso được xem là nguyên liệu, gia vị chế biến được nhiều món ăn ngon và mới lạ, tạo cảm giác lạ miệng, kích thích vị giác để có thể ăn được nhiều hơn như:
- Ăn trực tiếp với cơm.
- Dùng là gia vị để nấu cháo, xào rau, nấu canh thay muối, độ đạm cao.
- Dùng để ướp gia vị
- Cho vào trà hoặc thay thế cà phê
- Dùng như một loại nước chấm
Để bảo toàn nguyên vẹn hương vị tinh tế của miso thì người ta không nấu chín cùng với thực phẩm mà thường thêm vào lúc gần chín để món ăn trở nên đậm đà
(hình 4)
Cách bảo quản miso
Miso thường được bảo quản trong các bao bì nhựa hoặc lọ thủy tinh, và khi không sử dụng hết có thể đậy kín bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nắng, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được vài tháng.
Trong quá trình sử dụng cần phải đảm bảo sử dụng sạch, không được sử dụng thìa hoặc đũa bẩn để lấy miso tránh gây mốc, hư hỏng, không bảo quản được lâu.
(hình 5)
Miso là nguyên liệu thơm ngon bổ dưỡng cho sức khỏe, nằm trong danh sách các món ăn thực dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho người ăn chay. Nhưng cần phải lựa chọn mua tại các cơ sở, địa chỉ có uy tín để bảo chất lượng của miso là nguyên chất, nhập khẩu chính hãng.
Nếu bạn có nhu cầu tìm mua miso về sử dụng hãy liên hệ đến Chợ Quê mua được sản phẩm chất lượng tốt và được tư vấn kĩ hơn về sản phẩm.