Hoa hòe khô nguyên chất Chợ Quê
Chợ Quê chuyên bán hoa hòe khô được chế biến từ nụ hoa hòe tươi nguyên chất có thể dùng để uống tác dụng cầm máu, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, đại tiện ra máu, hoặc dùng pha để uống như trà hàng ngày rất tốt cho sức khỏe người dùng.
Tìm hiểu về cây hoa hòe
Cây hoa hòe còn gọi là hòe mễ, hòe hoa, hòe hoa mễ.
Tên khoa học: Sophora japonica L. thuộc họ cánh bướm.
Môi trường sinh sống: Cây hoa hòe là cây bản địa Đông Á. Tại Việt Nam: Cây hòe phân bố ở các tỉnh phía Bắc, trong đó có nhiều ở các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng... và một số tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Đăk Lăk, Hòa Bình...
Đặc điểm: là cây thân gỗ, cao có thể lên đến 15 mét, thân thẳng, chỏm lá tròn, cành cong queo, lá kép, cụm hoa hình chùy ở đầu cành, tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Ðài hoa hình chuông, màu vàng xám. Quả hòe loại đậu, không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt. Nụ hoa hình trứng, có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn. Cánh hoa chưa nở màu vàng, mùi thơm, vị hơi đắng.
Bộ phận sử dụng: Hoa hòe khô được sử dụng như một vị thuốc nam quý có công dụng rất tốt cho sức khỏe.
Tính vị: Hoa hòe có vị đắng, tính hơi lạnh, mùi thơm.
Thành phần hóa học: Hoa hòe chứa Rutin, Betulin, Sophoradiol, Glucuronic acid. Trong đó thành phần rutin có thể đạt tới 34%.
Quy trình sản xuất hoa hòe khô nguyên chất
- Hoa hòe tươi được thu hoạch, bỏ hết cuộng và lá.
- Phơi khô và sấy khô theo công nghệ hiện đại.
- Đóng gói theo từng trọng lượng riêng.
- Bảo quản kho lạnh trước khi xuất kho.
Công dụng của hoa hòe khô nguyên chất
Tác dụng cầm máu:
Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, hỗ trợ tích cực đối với bệnh nhân bị xuất huyết trĩ, đại tiện ra máu, lỵ ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nhờ vào thành phần các chất như quercetin, kaempferol, glucozit, đặc biệt là rutin có hàm lượng cao. Các chất này có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của các mao mạch và làm tăng độ bền thành mạch nên rút ngắn thời gian chảy máu, đặc biệt được cầm máu rất tốt.
Tác dụng với mao mạch:
Theo nghiên cứu, chất rutin chính là một loại vitamin P chiếm 34% hàm lượng trong hoa, có khả năng làm mao mạch gia tăng sức chịu đựng. Chính vì vậy, thường xuyên uống trà hoa hòe giúp tăng sức đề kháng mao mạch, giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch, tránh tình trạng đứt vỡ.
Tác dụng đối với hệ tim mạch:
Các hợp chất quercetin, kaempferol trong hoa hòe có tác dụng nâng cao sức chống đỡ thành mạch và hạ thấp tính thẩm thấu các hồng huyết cầu qua thành mạch bằng cơ chế tác động lên cấu trúc màng tế bào của nó. Có tác dụng làm giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu mạch vành, được sử dụng trong điều trị suy tĩnh mạch mãn tính.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rutin có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông, do đó hoa hòe có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh nhân có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Hơn nữa hợp chất glucozid trong vỏ hoa hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của cơ tim, hạ huyết áp hiệu quả.
Hoa hòe giúp ngủ ngon:
Hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, lương huyết an thần và giúp đi sâu vào giấc ngủ. Chính vì thế cách sử dụng hoa hòe để cải thiện giấc ngủ là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng thành công.
Tác dụng hạ huyết áp:
Theo quan niệm của y học cổ truyền, bản chất của hoa hòe có vị đắng, tính hàn, được sử dụng để pha trà uống hằng ngày giúp hạ huyết áp hiệu quả. Đồng thời, trà hoa hòe còn có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc khiến bạn bất ngờ đó.
Hoa hòe có tác dụng hạ mỡ trong máu:
Hòe bì tố có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ vữa động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng trị.
Tác dụng chống viêm:
Theo kết quả nghiên cứu trong hoa hòe có chất chống oxy hóa quercetin, chất này hoạt động như một chất chống viêm mạnh mẽ trong các mô tế bào, được coi là một loại kháng sinh tự nhiên dùng để kháng khuẩn và chống viêm rất tốt.
Tác dụng chống co thắt và chống loét:
Hoa hòe khô có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại tràng và phế quản nhờ vào hàm lượng chất rutin cao có trong nó. Mang lại tác dụng chống co thắt, làm giảm vận động bao tử, làm giảm bớt rõ rệt ổ loét của bao tử.
Hoa hòe khô nguyên chất có tác dụng chống tiêu chảy:
Nước hoa hòe bơm vào ruột của thỏ kích thước niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng giảm tiêu chảy. Theo ứng dụng trong thực tế, hoa hòe có thể sử dụng trà hoa hòe uống hằng ngày như là một bài thuốc mang lại hiệu quả cao.
Hướng dẫn cách sử dụng hoa hòe
Trà hoa hòe được biết đến như một loại thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh như tim mạch, huyết áp, giúp cơ thể thư giãn, ngủ ngon giấc. Cách pha trà cũng khá đơn giản, bạn có thể học cách cho cả gia đình sử dụng.
Xem chi tiết cách pha hoa hòe:
Cho 10-15g hoa hòe vào ấm trà, chế khoảng 100ml nước sôi vào, sau đó tráng đều cho sạch bụi bẩn rồi đổ phần nước đó đi. Chế thêm khoảng 500ml nước sôi, đợi khoảng 5-7 phút khi hoa hòe đã ngấm nước chìm xuống là dùng được rồi.
Ngoài ra, bạn cho hoa hòe vào ấm, đổ nước và đun sôi khoảng 3-4 phút là dùng được.
Lưu ý rằng đối với trà hoa hòe khác với những loại trà khác, pha lần thứ nhất trà chiết xuất được khoảng 55%, lần thứ 2 khoảng 30%, lần thứ 3 khoảng 10% hương vị trà. Vì thế mỗi lần dùng bạn phải pha 3 - 4 lần nước sôi mới tận dụng được hết hương vị.
Hoa hòe pha nước uống cả ngày, có thể để lạnh để giải khát, nên chia thành nhiều lần để uống, bạn có thể uống 3-4 cốc mỗi ngày. Thời điểm uống tốt nhất là vào buổi sáng và sau khi ăn cơm no để mang lại công dụng tốt nhất.
Nước trà sau khi pha có thể để trong tủ lạnh dùng cả ngày giúp bảo quản và tránh để nước trà bị thiu đặc biệt vào ngày nắng.
Lưu ý khi sử dụng hoa hòe pha trà
Lưu ý khi sử dụng hoa hòe:
+ Nụ hoa hòe hoàn toàn không có độc tính, có tác dụng tốt nhưng không vì thế mà lạm dụng sử dụng một cách tùy tiện, gây hại cho sức khỏe.
+ Không nên để nước trà đã pha qua đêm sáng hôm sau uống sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì trà để qua đêm các vitamin sẽ bị phân hủy, còn sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm độc hại, do vậy rất nguy hại cho sức khỏe.
+ Tùy theo khẩu vị của từng người, các bạn có thể điều chỉnh lượng hoa hòe sao cho uống cảm thấy ngon và dễ chịu nhất. Nếu bạn muốn mùi vị đậm đặc hơn có thể cho nhiều hoa hòe hơn. Tuy nhiên khi đó nước trà sẽ sẫm màu hơn, có màu đỏ nâu, vị ngọt hơi ngăm ngăm đắng một chút.
+ Đặc biệt đối với những người sử dụng hoa hòe hỗ trợ trị bệnh thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Vì việc dùng thảo dược còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, không thể tùy tiện uống thoải mái được vì có thể gây hại.
+ Không chỉ dùng làm thuốc chữa bệnh, hoa hòe khô còn dùng để nấu một số món ăn hằng ngày như: Hoa hòe hầm thịt lợn, hoa hòe nấu canh cà chua, hoa hòe nấu với thịt gà.
+ Bạn nên nhờ sự tư vấn của thầy thuốc để có chế độ kiêng cữ thích hợp trong ăn uống khi dùng hoa hòe thường xuyên. Trong thời gian được điều trị với hoa hòe, nếu có bất kì tác dụng phụ nào thì nên ngưng và tìm phương pháp chữa trị khác phù hợp hơn.
Đối tượng không nên sử dụng trà hoa hòe ?
Hoa hòe bản chất có tính hơi lạnh, không dùng hoa hòe cho người kém ăn, khó tiêu, đau bụng do lạnh, người bị thiếu máu. Nếu dùng không quá liều không những không khỏi bệnh mà còn trầm trọng thêm. Nếu có dùng thì nên kết hợp với những loại dược liệu có tính nóng nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng hoa hòe vì có thể gây hạ đường huyết nhanh chóng, gây chóng mặt.
Phụ nữ có thai, người cho con bú, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh không nên tự ý sử dụng, trước khi sử dụng hoa hòe nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Một số bài thuốc kết hợp hoa hòe trị bệnh:
+ Chữa các loại xuất huyết như đi ngoài: 10g hoa hòe, 10g địa du, 12g diếp cá, 300ml nước sắc còn 200ml uống.
+ Chữa huyết áp tăng, thần kinh suy nhược, khó ngủ: Dùng hoa hòe và hạt muỗng mỗi thứ bằng nhau sao tán kỹ bột, mỗi lần uống 5g, 3-4 lần/ ngày hoặc dùng riêng mỗi vị 10g hãm uống thay chè.
+ Chữa sốt xuất huyết: hoa hòe và hạt muồng sao tán bột ngày dùng 10-20g hoặc sắc quả hòe 10g uống.
+ Chữa trị sưng đau: Hoa hòe, khổ sâm lượng bằng ngay nghiền thành bột hòa bôi ngoài.
+ Trị chứng chảy máu cam không cầm được: Lấy hoa hòe và ô tặc cốt với lượng bằng nhau. Chia ra làm hai phần, một phần để nguyên, phần còn lại sao qua, tất cả tán bột thổi vào chỗ chảy máu.
+ Chữa ho và khạc ra máu: Lấy hoa hòe sao qua tán bột. Mỗi ngày lấy ra 12g uống cùng nước gạo nếp, sau khi uống cúi ngửa một lúc sẽ đỡ hơn.
+ Rối loạn kinh nguyệt: Hoa hòe 10g, lá sen 10g, ngó sen 5g, cúc hoa vàng 4g. Cho 500ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Cách bảo quản hoa hòe khô
- Hoa hòe khô được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
- Có thể buộc kín rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nhằm tăng thời gian sử dụng.
- Tốt nhất nên chia thành những túi nhỏ để dễ dàng sử dụng cũng như dễ dàng bảo quản.
Địa chỉ bán hoa hòe khô
Chợ Quê chuyên cung cấp hoa hòe khô nguyên chất được sản xuất từ 100% nguyên liệu hoa hòe tươi, đảm bảo sạch, chất lượng. Chúng tôi đảm bảo quy trình khép kín, chế biến theo phương pháp hiện đại để mang đến những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Nếu bạn quan tâm đến hoa hòe trong việc phòng trị bệnh hãy nhấc máy liên hệ Chợ Quê để mua được những gói hoa hòe chất lượng tốt nhất nhé. Bạn có thể đặt mua qua website: choquevn.com hoặc liên hệ qua hotline: 0963.274.216 để được hỗ trợ và tư vấn mua sản phẩm nhé.
Giá bán hoa hòe khô nguyên chất:
Giá hoa hòe khô 500g: 100.000vnd
Giá hoa hòe khô 1kg: 200.000vnd
Giá bán hoa hòe sỉ. Liên hệ: 0963.274.216