Độc đáo với bánh gai thơm lừng ngày Tết cổ truyền
Ai đã từng thưởng thức hương vị thơm ngon đặc biệt của món ăn đậm chất dân dã này chắc không thể nào quên được. Đây cũng là món quà bình dị những ấm tình quê trao gửi cho nhau nhân dịp Tết đến, xuân về.
Bánh gai đã đi vào tiềm thức như một nét truyền thống văn hóa không thể thiếu được đối với người dân ở nhiều vùng quê. Vì khi nhắc đến Tết là mọi người lại rục rịch chuẩn bị đồ và nguyên liệu làm bánh gai bên cạnh bánh chưng truyền thống của dân tộc Việt.
Bánh gai - món ngon làm nên nét văn hóa ẩm thực ngày Tết
Bánh gai món bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, được bắt nguồn từ vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Ngày xưa, bánh gai được xem là món "bánh quý" chỉ được dùng trong các dịp lễ, Tết, giỗ chạp dùng để thắp hương gia tiên hay làm quà biếu mang ý nghĩa thể hiện lòng thành kính.
Chiếc bánh gai có dạng hình vuông, màu đen đặc trưng từ lá gai, hương vị thơm ngậy, ngọt ngào, bùi dẻo mà khi ai đó được thưởng thức cũng mang cảm giác xao xuyến khó tả. Chiếc bánh là tổng hợp của nhiều nguyên liệu tinh túy từ gạo nếp dẻo thơm từ những hạt lúa tinh khiết của đất trời, lá gai của cây cối sinh sôi nảy nở, đậu xanh, dừa, lạc. Mỗi một nguyên liệu lại mang ý nghĩa thiêng liêng, đặc sắc riêng. Vỏ bánh màu đen do lá gai mang lại, mềm và dẻo tượng trưng cho sự bền chặt, thủy chung của lứa đôi. Ruột bánh màu vàng của đậu xanh, vị thơm của lạc, dừa, toát lên sự sung túc.
Hiện nay món bánh gai được làm quanh năm ngoài ý nghĩa thiêng liêng đó thì bánh gai được làm để phục vụ nhu cầu của con người. Bánh được sản xuất và bán quanh năm, mỗi vùng quê lại có cách làm khác nhau mang hương vị đặc trưng riêng và trở thành đặc sản riêng của mỗi vùng miền. Mà khi nghe tới vùng quê đó là nhắc ngay đến bánh gai như: Bánh gai bà Thi (Nam Định), Bánh gai Tứ Trụ (Thanh Hóa), Bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), Bánh gai Đại Đồng (Thái Bình),..
Dù vất vả vì thời gian giáp Tết Nguyên Đán, nhưng nhiều vùng quê vẫn nhiều năm giữ gìn được nét làm bánh riêng biệt, nét phong tục truyền thống từ ngàn đời. Mà chỉ cần thấy nhà nhà, người người rộn ràng cùng nhau làm những chiếc bánh gai thơm lừng là ta đã cảm nhận được không khí đầm ấm của Tết đang đến gần. không làm mất đi hương vị thơm ngon, đặc trưng vốn có của món bánh dân dã này.
Những ngày cuối năm ở các làng nghề bạn có thể cảm nhận được không khí rộn ràng, tất bật cả mọi người cùng nhau chuẩn bị làm bánh. Khắp làng trên xóm dưới, hầu như gia đình nào cũng tập trung lực lượng để làm bánh không chỉ trả đơn hàng cho khách đặt Tết và còn làm để thờ cúng. Chính những mùi thơm của bánh, lá gai, bột nếp, đỗ xanh tại các gia đình làm bánh đang nghi ngút khói, hòa quyện cùng không khí vui tươi, nhộn nhịp tạo thành hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được.
Thơm lừng hương vị bánh gai ngày Tết
Không chỉ riêng Tết xưa mà Tết nay nhiều vùng miền vẫn giữ được phong tục truyền thống gói bánh gai vào ngày Tết làm lễ vật thờ cúng ông bà tổ tiên bên cạnh bánh chưng.
Những chiếc bánh gai thơm ngon nức tiếng có thể làm quà Tết biếu mọi người hay là món bánh ngon chiêu đãi khách ngày Tết rất hợp lý. Khi Tết nhất cỗ bàn, đồ ăn ngập tràn, cùng nhau thưởng thức nhâm nhi bánh gai, uống tách trà, vài ba câu chuyện ngày Tết vui thì thật hạnh phúc.
Những chiếc bánh gai sau khi được gói, luộc xong phải thật mịn, dẻo thơm của gạo nếp, màu đen đặc trưng của lá gai, hương thơm ngất ngây của dầu chuối, hương vị tự nhiên khó tả của lá chuối khô, béo béo của thịt, thoang thoảng của vừng và thanh mát từ đậu xanh. Ai đã từng được thưởng thức bánh gai dù chỉ một lần sẽ nhớ mãi không quên.
Nhân bánh là sự hòa quyện giữa đỗ xanh xay nhuyễn với cùi dừa nạo, thịt lợn, đường kính và tinh dầu chuối tạo nên một hương vị thơm ngon khó cưỡng không thể bỏ qua và chỉ cần lướt qua đã cẩm nhận được hương thơm đặc trưng đó của những chiếc bánh gai nhỏ xinh.
Phần lá bánh tưởng chừng là nguyên liệu đơn giản nhưng lại rất quan trọng, được bọc bằng lá chuối khô, nhất là khi dùng lá chuối tây màu bánh sẽ đẹp mà thơm lừng. Khi bóc bánh hương vị của lá chuối sẽ mang tới cho ta cảm giác man mát hương vị thiên nhiên mà không lẫn với bất kì loại bánh nào.
Bánh phải được gói bằng nhiều lượt lá để vừa định hình chiếc bánh vừa giữ cho bánh khô ráo, giữ hương vị được lấy đó chính là lý do nhiều người thắc mắc tại sao bánh gai lại được gói bằng nhiều lớp vỏ đến như thế?
Mỗi một chiếc bánh gai thơm ngon, khi làm phải trải qua nhiều công đoạn từ lựa chọn gạo, xay gạo, rây kĩ, chọn lá, nhào bột, gói bánh, hấp dẫn. Để làm ra những chiếc bánh gai ngon, đạt tiêu chuẩn người thợ cần phải kỹ lưỡng, công phụ trong từng công đoạn từ chọn nguyên liệu đến bắt tay vào thực hiện.
Tết sắp đến rồi! Bánh gai là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời dành cho gia đình bạn không chỉ là lễ vật thờ cúng gia tiên mà làm món quà biếu, món ăn ngon chiêu đãi khách ngày Tết.