Hạnh nhân đắng có nên sử dụng quá nhiều?
Hạnh nhân có 2 loại là hạnh nhân đắng và hạnh nhân ngọt, cả 2 loại hạnh nhân đều có rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nếu đưa vào sử dụng thường xuyên, thì tốt nhất bạn nên lựa chọn hạnh nhân ngọt, bởi trong hạnh nhân đắng có cực độc, người lớn sử dụng nhiều sẽ rất dễ bị trúng độc.
Tại sao ăn hạnh nhân đắng lại bị trúng độc
Trong hạnh nhân đắng có chứa một chất hóa học gọi là Amarogentin, tên gọi dân gian thoe tiếng việt là chất khổ hạnh nhân cam, chất này dưới tác dụng của men amylase trong nước bọt phân giải, phóng ra chất Prussic Acid.
Prussic Acid là một loại chất cực độc, sau khi vào cơ thể người quá nhiều chất này kết hợp với chất Respiratory Enzinme có chứa chất sắt trong các tế bào của tổ chức trong cơ thể, có thể ngăn trở chất Respiratory Enzinme chuyển tải ôxy từ đó mà làm cho tế bào của các tổ chức nghẹt thở, khi bị nghiêm trọng sẽ ức chế trung khu riêng tủy, dẫn đến tê liệt hô hấp, thậm chí tử vong.
Xem ngay: Có được phép ăn hạnh nhân sống không?
Biểu hiện và những tác hại của người trúng độc hạnh nhân
Khi người dùng ăn hạnh nhân đắng vào trong bụng dưới tác dụng của men tiêu hóa và dịch vị các chất khổ hạnh nhân cam trong hạnh nhân đắng sẽ phân giải thành acid hydrocyanic rất độc. Hóa chất này gây nên ngộ độc cơ thể thiếu oxy biểu hiện chứng hô hấp khó khăn.
Những bệnh nhân bị trúng độc nhẹ thì váng đầu, đau đầu, mất sức, lợm giọng, bị nặng sẽ trở nên lú lẫn, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, quá nặng sẽ co thể gây khó thở, dẫn đến tử vong do tê liệt trung tâm hô hấp.
Thông thường người lớn chỉ cần ăn từ 10-12 hạt hạnh nhân đắng, trẻ con ăn 6-8 hạt là có thể bị ngộ độc, trẻ con ăn từ 10-12 hạt có thể chết do bị ngộ độc Prussic Acid nặng . Nếu ăn phải bóc vỏ, rồi ngâm nước vài ngày, thay nước thường xuyên, cho đến khi không còn chất đắng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách ăn hạnh nhân khoa học
Chính vì những tác dụng không tốt trên của hạnh nhân, để sử dụng hạnh nhân tốt và an toàn nhất, trước khi ăn hạnh nhân các bạn cần phả chế biến bằng cách nấu hoặc rang kỹ, vì qua nhiệt có thể phá hủy men hạnh nhân đắng, đồng thời làm bay hơi acid hydrocyanic.
Chợ quê