Cách tạo màu đen cho thực phẩm
Một món ăn ngon không chỉ bởi hương vị mà còn cần phải đẹp mắt. Muốn có món ăn đẹp nhưng lại lo sợ việc sử dụng hóa chất và phẩm màu? Tạo màu cho thực phẩm từ tự nhiên là biện pháp an toàn, tăng vẻ hấp dẫn cho món ăn được nhiều người yêu thích.
1. Tạo màu xanh lá cây
- Đây là màu sắc phổ biến nhất trong các màu thiên nhiên, có lẽ vì nguyên liệu để tạo ra phẩm nhuộm tự nhiên này rất phong phú. Màu xanh lá cây lấy từ thực vật chủ yếu là các loại lá như lá dứa, lá tre, mây, lá khúc, rau ngót... dùng để nhuộm màu các loại bánh. Tuy nhiên, đây là màu không bền ở nhiệt độ cao.
Lá nếp rất dễ trồng và được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Lá nếp (miền Nam gọi là lá dứa) cho màu xanh lá cây tươi, dịch chiết suất dễ tan trong nước, có độ bền màu ở nhiệt độ cao với thời gian dài và có mùi thơm rất dễ chịu, đặc trưng. Lá dứa được sử dụng nhuộm màu cho bánh, thạch và một số nước giải khát. Lá dứa có thể được hấp chín trực tiếp từ lá tươi hoặc xay nhỏ, vắt lấy nước để lấy màu. Hoặc các bạn có thể dùng bột lá nếp pha với nước lọc, lọc qua rây để lấy nước màu xanh lá cây mịn
- Bột trà xanh có vị chát nhẹ, rất thơm và màu rất đẹp, rất thích hợp cho các món tráng miệng
Màu xanh lá cây cho thực phẩm
2. Tạo màu vàng
Để tạo ra thực phẩm có màu vàng tự nhiên, các bạn có thể sử dụng củ nghệ hoặc quả dành dành. Tuy nhiên, để tiện dụng khi sử dụng, các bạn có thể mua tinh bột nghệ hoặc bột dành dành để tạo màu vàng tự nhiên cho thực phẩm nhà mình.
- Màu vàng tinh bột nghệ
Ở nước ta, nghệ là loại củ khá phổ biến. Bạn có thể sử dụng nước ép nghệ hoặc pha tinh bột nghệ nguyên chất với bột để làm các loại bánh, làm bột cà ri, bánh xèo hoặc sử dụng cho món cá kho, cá nấu, cơm chiên, các loại bún xào...
- Màu vàng bột dành dành
Quả dành dành vốn được dùng như một loại thoại thảo dược trị viêm bàng quang, có tác dụng an thần, trị chứng xuất huyết... Ngoài ra, màu vàng tươi của bột dành dành còn được nhiều người sử dụng để nhuộm màu cho các loại bánh truyền thống nổi tiếng như bánh xu xê, bánh thạch... Ở một số vùng quê, người nội trợ còn dùng để kho cá và nhuộm màu cho các món ăn khác
Màu vàng cho thực phẩm
3. Màu đỏ
Màu đỏ là một trong số những màu thông dụng nhất được sử dụng trong việc nhuộm màu thực phẩm và người ta hay dùng màu đỏ của gấc để đảm bảo độ an toàn. Trong các món ăn nhuộm màu bằng gấc, xôi là món ăn phổ biến nhất. Ngày nay, để tiện lợi, người ta đem phần hạt gấc sấy thành miếng khô hoặc nghiền thành bột gấc khô nguyên chất. Số khác còn tạo ra dầu gấc để dùng trong các món ăn. Trong hạt gấc có chứa một lượng lớn các tiền tố vitamin A như caroten và lycopen nên hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. Màu gấc có thể tan được trong chất béo, rượu, không tan trong nước
Màu đỏ bột gấc khô nguyên chất cho thực phẩm
4. Màu hồng
Màu hồng của bột củ dền từ rất lâu đã được sử dụng để tô màu cho các món bánh, các món tráng miệng như thạch. Màu đỏ được tạo ra từ củ dần là do nhóm màu betalains tạo nên. Nhóm này dễ tan trong nước, màu đậm và rất đẹp nhưng lại kém chịu nhiệt
Màu hồng bột củ dền cho thực phẩm
5. Màu đen
Màu đen có thể được tạo ra từ lá gai. Phổ biến nhất có thể kể đến là món bánh gai dẻo dai. Để có được màu lá gai, lá phải được nấu mềm và giã nhuyễn hoặc các bạn có thể mua bột lá gai để tiện lợi khi sử dụng
Màu đen bột lá gai cho thực phẩm
6. Màu tím
Nhắc đến màu tím trong tự nhiên, mọi người thường nghĩ ngay đến lá cẩm và bột lá cẩm tím. Loại bột này tạo ra màu tím đậm rất đẹp, lại không có mùi và bền màu theo thời gian cũng như có tính chịu nhiệt cao. Màu bột lá cẩm tím thường dùng để nấu xôi hoặc làm các loại bánh như bánh trung thu, thạch rau câu...
Màu tím bột lá cẩm cho thực phẩm
7. Màu xanh dương
Nhiều người nghĩ rằng tạo màu xanh dương rất khó nhưng sự thật không phải thế. Chỉ cần vài bông hoa đậu biếc khô thả vào bát nước nóng, hoa sẽ tự nhả màu xanh dương rất đẹp mắt. Màu xanh dương hoa đậu biếc thường dùng để nấu cơm, xôi và các loại bánh, thạch, siro giải khát...
Màu xanh dương hoa đậu biếc cho thực phẩm
Màu xanh dương cho thực phẩm