Hành trình tìm đến điểm sáng của macca
Mắc ca có lẽ là đối với người Việt đặc biệt là những người ở khu vực phía Bắc vẫn còn khá lạ lẫm với loại quả được du nhập tư nước ngoài này. Để các bạn hiểu rõ hơn về Mắc Ca và hành trình macca thể hiện được điểm nổi bật và sang trọng trở thành "hoàng hậu của loài quả khô".
Quá trình phát triển của Macca
Mắc ca hay mác ca là tên gọi từ cách phiên âm trong tiếng Việt của chi thực vật có danh pháp khoa học Macadamia Một loại quả được mệnh danh là hoàng hậu của các loại quả khô.
Mắc-ca có nguồn gốc từ nhiều rừng cận nhiệt đới Châu Úc. Nhà khoa học và thực vật học Đức, Ferdinand von Mueller đã tình cờ khám phá ra mắc-ca và đặt tên cho chúng theo tên của một người bạn đã qua đời của mình là Dr. John McAdam.
Chuyến du lịch thế giới của cây mắc-ca bắt đầu vào năm 1882, khi chúng được vận chuyển một cách bí ẩn đến Hawaii. William H, Purvis dự định trồng mắc-ca làm bờ rào chắn gió cho các nông trường mía. tuy nhiên, khi cây macca lớn lên và kết trái, chính những mùi vị ngào ngạt của hoa trái mắc-ca đã làm cho tên tuổi và hương thơm của chúng nổi danh.
Nông trại trồng mắc-ca đầu tiên được hình thành trên quần đảo Thái Bình Dương. Nhưng đến năm 1960, cây mắc-ca mới du nhập vào Âu Châu. Hiên nay, hat Macca được coi là một trong 3 loại hạt được đánh giá cao nhất tại châu lục này.
Đến năm 1994, cây mắc-ca "đặt chân" đến Việt Nam và đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở Ba Vì, Đắc Lắc, Sơn La, Phú Thọ. Và mới đây, trên dak Lak, đang phát triển trồng loại cây này. Mọi người dân cũng như các nhà lãnh đạo nông nghiệp Việt Nam đang hi vong vào một tương lai không xa, Macca Việt Nam có thể chu du khắp thế giới như một món quà của núi rừng đất Việt.
Hương vị tuyệt vời của Mác-Ca
Vỏ mắc-ca có nhiều tannin và protein, có thể chế biến thức ăn chăn nuôi, thành phần chính của quả mắc-ca là phần nhân được xếp vào hàng thượng phẩm trong “kho hạt” phong phú của xứ sở bánh ngọt phương Tây. Mắc-ca có vị béo, ngọt, giòn tan, trung trộn gia vị làm cho món ăn thêm đậm đà, thường được ứng dụng để ăn sống, luộc hoặc xào nấu.
Từ lâu mắc-ca đã được coi là 1 loại thực phẩm thượng hạng, đặt lên những bàn tiệc sang trong như nhưng bữa tiệc hoàng gia. Nhân mắc-ca sau khi chiên lên, ăn rất ngậy, bùi, có hương vị của bơ, là một loại thực phẩm cao cấp, ngon, bổ, giàu chất béo, giàu nhiệt năng, có để chế biến nhân bánh, chocolate, nước uống… góp phần tạo nên hương sắc mới lạ và làm tăng giá chữa trị cho món ăn.
Giòn, bùi, thơm, béo ngậy, cách ăn và chế biến rất phong phú, hạt mắc-ca từ lâu đã vươn ra khỏi Châu Úc, trở thành hoàng hậu của những loại quả khô – mỹ từ mà người ta thường áp dụng để nói về mắc-ca.
Chợ quê










