Bánh dày bột lá cẩm cho tế Đinh Dậu
Bánh dày là 1 loại món ăn truyến thống của dân tộc Việt Nam được làm từ bột nếp với nhân đạu xanh. Ngày nay, để cải tiến cũng như linh động hơn trong các món ăn, người dân ở một số đồng bào dân tộc đã tạo màu sắc bắt mặt cho bánh dày bằng bột lá cẩm để món bánh trở nên đặc sắc hơn mà vẫn giữ được truyền thống cha ông.
Cách làm bánh dày bột lá cẩm truyền thống
Bánh dày bột lá cẩm (có thể thay bằng lá cẩm) làm theo cách truyền thống qua các công đoạn: đồ, giã, nặn. Nhưng để tiết kiệm sức lực và để bánh mịn hơn, cho sát gạo nếp thành bột. Đun lá cẩm nếp thật đặc rồi cho nước bột lá cẩm đã pha( nếu là lá cẩm tười thì giã ra lấy nước để dùng) trộn với bột nếp.
Tham khảo: Cách lấy màu lá cẩm đẹp nhất
Cho bột nếp lá cẩm vào túi để gạn hết nước để khô bột rồi mới đồ. Nhưng công đoạn giã thì luôn giã theo cách truyền thống, giã trong cối cho tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Dùng chút mỡ hoặc óc lợn, tủy lợn hấp chín bôi lên chày khi giã và bôi lòng tay khi nặn bánh. Giã bánh theo cách truyền thống sẽ đo lượng được mức độ mịn của bánh và tránh được hiện tượng bánh không nhuyễn. Khi giã xong, phải để bột bánh ở nhiệt độ thích hợp mới nặn bánh, nếu quá nóng bánh sẽ bị nát, còn quá nguội lại làm bánh bị cứng.
Bánh dày lá cẩm có màu sắc hấp dẫn, hương vị đặc trưng.
Công đoạn làm nhân cho bánh cũng kỳ công. Nếu là nhân vừng đen thì cần chọn những hạt vừng mẩy, chắc, đều và bóng. Đem rửa, đãi sạch, vớt lên để khô, rồi rang và giã. Đồng thời, giã đường kính trắng thật mịn rồi mới trộn với vừng. Làm nhân đỗ xanh thì phải đồ đỗ đem giã mịn và rang lại với mỡ gà để nhân vừa mịn, dậy mùi thơm và ngậy. Nếu làm nhân lạc cần rang lạc, giã mịn rồi trộn đường kính trắng. Trong ba loại nhân bánh dày lá cẩm kể trên thì nhân vừng đen vẫn luôn được mọi người ưa chuộng hơn cả.
Bánh dày lá cẩm với màu sắc tím thẫm của lá cẩm rất hấp dẫn, có hương vị đặc trưng tự nhiên của lá cẩm hòa quyện với mùi thơm của gạo nếp, bên trong là vị bùi của nhân vừng đen, vị ngọt của đường kính rất hài hòa. Khi ăn, bánh dẻo, thơm, mịn, nuốt bánh xong hương vị bánh vẫn ngọt bùi trên đầu lưỡi.
Bánh dày lá cẩm hiện nay được dùng trong cúng giỗ gia tiên, lên chùa ngày tuần rằm, lễ hội, Tết và trong tiệc cưới thay cho xôi, bánh chưng rất thuận tiện. Món bánh dày lá cẩm ở Cao Bằng đã trở thành món quà của vùng non nước “gạo trắng nước trong” không thể thiếu với nhiều người trong và ngoài tỉnh. Ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên.
Tham khảo thêm:Nguyên tắc tạo màu vỏ bánh bằng nguyên liệu tự nhiên
Chúc các bạn thực hiện thành công và có được món bánh đẹp mặt và ngon lành dâng lên ông bà tổ tiên trong dịp tết đinh dậu 2017 sắp tới nhé.